cuoi cung

Hoa Thược dược: Sự dịu dàng và nét thầm kín.
Hoa Trà mi: Kiêu hãnh, coi thường tình yêu.
Hoa Trà: Mong manh sương khói.
Hoa Tường vi hồng: Anh yêu em mãi mãi.
Hoa Tường vi vàng: Anh sung sướng được yêu em.
Hoa Tường vi: Anh đã bắt đầu yêu em.
Hoa Tử vi: Sự e ấp kín đáo.
Hoa Violette (Chuông): Hãy giữ bí mật mối tình.

Tiep theo

Hoa Lan: Bao giờ em cũng thành thật với anh.
Hoa Lay ơn: Những cuộc họp vui vẻ và lời hẹn cho ngày mai.
Hoa Lưu ly: Anh muốn hoàn toàn là của em.
Hoa Lài: Tình bạn ngát hương.
Hoa Lý: Tình yêu thanh cao và trong sạch.
Hoa Mai, hoa Đào: Một mùa xuân tràn trề ứơc mơ và hy vọng.
Hoa Mimosa: Tình yêu mới chớm nở.
Hoa Mào gà đỏ đậm: Không có điều gì làm anh chán cả.
Hoa Ngân hương vàng: Tôi đã có chồng, hãy tha thứ.
Hoa Phù dung: Hồng nhan bạc phận. Chóng phai, không bền.
Hoa Quỳnh: Sự thanh khiết.
Hoa Sen hồng: Hân hoan, tươi vui.
Hoa Sen trắng: Cung kính, tôn nghiêm.
Hoa Sen: Lòng độ lượng và từ bi bác ái.
Hoa Sơn trà: Anh nên dè dặt một chút.
Hoa Thuỷ tiên: Kiêu căng và ích kỷ. Vương giả, thanh cao, kiêu hãnh.

Y nghia cac loai hoa

Tặng gì 8-3?
Tặng cho ai đang yêu và sẽ yêu, bạn thường tặng cho người bạn yêu qúi hoa không? Bạn chọn bằng cách nào?Đây là ý nghĩa của chúng giúp bạn thể hiệnđúng tình củm của mình.

Hoa Cẩm chướng: Tình bạn.
Hoa Cúc trắng: Ngây thơ và duyên dáng.
Hoa Cúc tím (thạch thảo): Nỗi lưu luyến khi chia tay.
Hoa Cúc vàng: Lòng kính yêu quý mến, nỗi hân hoan.
Hoa Đinh tử màu lửa: Càng ngày anh càng yêu em.
Hoa Đinh tử màu đỏ sẫm: Lòng anh không bao giờ thay đổi.
Hoa Đồng thảo: Tính khiêm nhường.
Hoa Đồng tiền: Niềm tin của em đã đạt được.
Hoa Forget Me Not: Xin đừng quên em.
Hoa Huệ: Sự trong sạch và thanh cao.
Hoa Hướng dương: Niềm tin và hy vọng.
Hoa Hải đường: Nên giữ tình bạn thân mật thì hơn.
Hoa Hồng: Thể hiện tình yêu bất diệt.
Hoa Hồng BB: Tình yêu ban đầu.
Hoa Hồng bạch: Em ngây thơ, duyên dáng và dịu dàng.
Hoa Hồng nhung: Tình yêu say đắm và nồng nhiệt.
Hoa Hồng vàng: Một tình yêu kiêu sa và rực rỡ.
Hoa Hồng đỏ: Một tình yêu mãnh liệt, đậm đà.
Hoa Hồng phấn: Sự trìu mến của em theo bước chân anh.
Hoa Hồng tỉ muội: Khi được tặng, nếu là bạn trai thì cần hiểu rằng bạn là một đứa em ngoan.
Hoa Inmortel: Nỗi đau khổ khó nguôi.
Hoa Kim ngân: Lòng trung thành.

Sự khác biệt

Sự khác biệt


Sau khi tốt nghiệp ra trường, Chuan và Jing cùng làm chung trong một công ty và cả hai đều làm việc rất siêng năng.
Sau nhiều năm làm việc, Jing được đề cử làm điều hành kinh doanh trong khi Chuan vẫn làm đại diện kinh doanh. Một ngày kia, Chuan đã đệ đơn xin từ chức và tham phiền rằng sếp không coi trọng những nhân viên làm việc chăm chỉ mà chỉ đề cử người biết nịnh bợ.
Biết rằng Chuan đã làm việc rất chăm chỉ trong nhiều năm, nhưng để giúp Chuan nhận ra sự khác biệt giữa anh ta và Jing, ông chủ đã yêu cầu Chuan đi ra chợ tìm xem có người bán dưa hấu hay không. Chuan quay trở về và trả lời có. Ông chủ lại hỏi bao nhiêu tiền một ký dưa? Chuan quay trở lại chợ để hỏi và về trả lời cho ông chủ là 12 đồng một ký dưa.
Ông chủ nói với Chuan rằng: “Khi tôi hỏi Jing cùng một câu hỏi, Jing đi và về trả lời: Ở chợ chỉ có một người bán dưa với giá 12 đồng một ký, 100 đồng cho mười ký. Trên bàn có 58 quả dưa, mỗi quả nặng 15kg được mua từ miền Nam cách đây hai ngày. Tất cả đều tươi, đỏ ruột và rất ngon”.
Nghe xong Chuan cảm thấy rất thấm thía và nhận ra được sự khác biệt giữa anh và Jing. Anh quyết định không nghỉ việc nữa và tiếp tục ở lại để được học hỏi từ Jing.
Các bạn ạ, một người thành công hơn khi họ có óc quan sát hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn và hiểu sự việc cặn kẽ hơn. Cùng một sự việc, người thành công hơn sẽ thấy được tương lai mấy năm sau, trong khi bạn chỉ có thể thấy được ngày mai. Sự khác biệt của một năm và một ngày là 365 lần đấy bạn ạ.

Đương đầu cuộc sống

Đương đầu cuộc sống

 

Khi lên ba tuổi thì Alison Lapper được đưa ra biển chơi cùng những đứa trẻ tàn tật khác ở Trường từ thiện Chailey Heritage mà cô bé đang được nuôi nấng. Đấy là một trong những lần hiếm hoi mà cô bé xuất hiện ở nơi công cộng.
Nhưng khoảnh khắc ấy đã hằn sâu trong trí óc non nớt của cô bé. Những người đi nghỉ trên bãi biển đã phản ứng ngay tức thì với nhóm khách mới: họ quay mặt đi và đưa bầy con trẻ của mình ra xa. Tất cả diễn ra trong vòng chưa đầy năm phút.
Có những người mang nặng mặc cảm khuyết tật cả đời. Nhưng ấn tượng khó phai trên bãi biển lần ấy đã khiến Alison quyết định phấn đấu. Đúng hơn là một cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ với những bất công đè nặng lên cuộc đời cô bé.
Alison chào đời không có tay và đôi chân ngắn cũn cỡn. Các bác sĩ phán quyết một cách tàn nhẫn rằng Alison không thể sống lâu được do tác hại của thuốc an thần Thalidomide mà mẹ cô uống khi mang thai cô. Thế là khi mới được sáu tuần tuổi, người ta đã tách Alison ra khỏi mẹ ruột để đưa vào trường từ thiện nuôi dưỡng đặc biệt, cùng 200 đứa trẻ tật nguyền khác. Đó là cái thời mà ở nước Anh người ta muốn che giấu những con người không toàn vẹn như phải có.
Năm 17 tuổi, Alison rời trường từ thiện. Chín năm sau, cô tốt nghiệp Đại học Brighton với tấm bằng hạng ưu của khoa nghệ thuật tạo hình. Năm 23 tuổi, Alison từ chối mang đôi tay kim loại để hỗ trợ cuộc sống và từ chối cả những cuộc phẫu thuật khả dĩ kéo dài thêm đôi chân.
Từ khi tốt nghiệp đại học, cô không ngừng sống và làm việc như một nghệ sĩ bình thường nhưng đối tượng sáng tác của cô luôn chính là bản thân cô. Hơn thế nữa, Alison đã làm được điều mà cô đã đấu tranh suốt mấy mươi năm qua: đấu tranh cho sự công bằng của người khuyết tật.
Giờ đây, hàng triệu ánh mắt đã phải ngước nhìn bức tượng bằng đá hoa cương trắng mang tên “Alison Lapper mang thai” (tám tháng) đặt tại quảng trường chính Trafalgar của thủ đô nước Anh. Nhà điêu khắc nổi danh hàng đầu của nước Anh Marc Quinn cho rằng việc ông lựa chọn sáng tác bức tượng thể hiện Alison là vì sức mạnh của tính cách của cô. Đối với ông bấy nhiêu cũng đủ xem như một nữ anh hùng, bấy nhiêu cũng đủ để bức tượng cô được sánh vai cùng tượng đồng của các bậc anh hùng nước Anh trong thế kỷ 19 như vua George IV, Sir Charles Napiner và tướng Henry Havelock trên quảng trường danh tiếng Trafalgar của thủ đô London.
Nhà điêu khắc giải thích: “Thay vì sáng tác hình tượng một ai đó chinh phục thế giới với một quân đội, tôi muốn thể hiện một người đang phải đương đầu với bất hạnh trong cuộc sống hằng ngày, một người đang sống một cách viên mãn, và để thể hiện tương lai, tôi muốn tạc tượng người đó đang mang thai”.
Alison cùng con trai Parys đã từng được đài truyền hình BBC ghi hình để phát trong chương trình chuyên đề nhiều tập mang tựa đề “Đứa con trong thời đại của chúng ta”. Mới đây, Alison Lapper lại được tuần san Courrier International của Pháp và L’Hebdo của Thụy Sĩ chọn giới thiệu như một trong 100 gương mặt trẻ nổi bật trong tương lai của Liên minh châu Âu 25 thành viên.

Học Anh, Mỹ về… bán cà phê!

Học Anh, Mỹ về… bán cà phê!

Bốn năm Dương Quỳnh Hoa học ở Anh, 9 năm Đỗ Lê Thu Ngọc ở Mỹ. Họ đã đến và làm việc tại nhiều nước trên thế giới. Mỗi người một con đường, một phong cách sống, cũng chẳng quen nhau, họ chỉ cùng lứa tuổi, cùng trở về quê hương lập nghiệp bằng nghề bán cà phê…

Làm thuê và làm chủ

Đúng là vừa từ Mỹ về, Đỗ Lê Thu Ngọc “đi bán cafe” ngay. Ngồi trong quán cafe Intello do mình và Quang Minh, cũng là cựu du học sinh trở về từ Mỹ – làm chủ – Ngọc cười rất tươi khi nhắc đến điều này.

Người ta đã nhắc đến nơi đây như một quán cafe sách đầu tiên ở Hà Nội, hoạt động bài bản, chuyên nghiệp, trở thành một không gian văn hóa nhỏ xinh nằm kề bên Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Nhưng điều này cũng khiến nhiều người biết đến Ngọc băn khoăn, tại sao Đỗ Lê Thu Ngọc, tốt nghiệp cao học ngành Quản trị Hành chính của trường Kennedy (thuộc Harvard), lại chọn cách “khởi nghiệp” ở quê nhà như thế…

Với Dương Quỳnh Hoa, sau hai năm theo ngành Quản trị phương tiện tại ĐH Greenwich (London), cô ở lại Anh thêm hai năm nữa để làm việc. Khi chuẩn bị học tiếp lên tiến sĩ, một “sức hút” mới mở ra trước mắt Hoa: trở về nước, bởi “Rất nhiều cơ hội ở đây đang chờ đợi tôi”.

Khi còn ở Anh, Dương Quỳnh Hoa là một trong những người sáng lập Cộng đồng tình nguyện viên Việt Nam và Quốc tế Big Heart. Về nước Hoa tham gia Cafe 8x – một địa chỉ “nổi đình nổi đám” không kém cafe Intello và hầu hết do những người trẻ tuổi điều hành – với tư cách là một trong 10 cổ đông.

Tại sao lại là mở quán cafe chứ không phải mở công ty riêng hay làm cho các tổ chức phi chính phủ? “Cứ nói là mình đi bán cafe, đấy cũng là lao động. Mình học lên cao, học nhiều và đến bây giờ vẫn không ngừng học, những điều đó có ý nghĩa với bản thân mình đấy chứ. Học để có cách cư xử tốt không bao giờ là uổng phí. Rất nhiều sinh viên nước ngoài không kể giờ học họ vẫn đi bưng bê, rửa bát… Học tập cho mình kiến thức, lao động chân chính dạy mình cách làm việc. Bán phở mà làm tốt, được mọi người yêu mến quán phở của mình thì cũng đáng tự hào lắm chứ…” – Ngọc tự hào.

Ngọc cho rằng hãy nhìn vào công việc mà một người làm được, nhìn vào những gì có ý nghĩa họ tạo nên cho bản thân mình, cho xã hội thì đó chính là “đẳng cấp” của họ, cho dù họ là ai, họ làm nghề gì.

Để Intello thực sự trở thành một sân chơi của lớp trí thức đúng như cái tên mà chủ nhân của nó đã lựa chọn, Ngọc đã phải tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức vào đó, ngoài công việc phụ trách truyền thông, hoạt động cộng đồng thuộc Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).

Hoa cũng không cho rằng công việc tại Công ty Đầu tư Phát triển Sản xuất Hạ Long hay một số công việc khác mà cô đang theo đuổi là làm thuê, công việc ở Cafe 8x là làm chủ. “Chính ở Cafe 8x tôi là người phục vụ, phải xoay như chong chóng để làm hài lòng khách hàng. Để một quán cafe hoạt động có lãi, cạnh tranh được với vô vàn quán cafe khác vẫn đang mọc lên như nấm ở Hà Nội đã khó, nhưng làm sao để nó thực sự là nơi “kết nối sức sống trẻ” như tiêu chí chúng tôi đưa ra còn khó hơn nhiều”.

Hoa tranh thủ nói với tôi giữa cuộc gặp mặt phụ huynh và du học sinh nhân dịp năm mới mà được mời làm MC: “Nếu bạn ở vị trí cao, trong vai trò của người làm chủ mà bạn phải luồn cúi, phải gian lận, chạy chọt để đánh đổ người khác thì có thực sự là làm chủ không? Ở công ty, mình được họ thuê và trả lương nhưng mình có quyền tự chủ, được nói lên suy nghĩ, thể hiện ý tưởng và đóng góp sự sáng tạo của mình thì đâu phải mình “làm thuê”? Làm thuê hay làm làm chủ, Hoa nghĩ rằng, lại tùy thuộc vào cách lựa chọn của mỗi người”.

Khát vọng

Gặp mặt Hoa hay nói chuyện với Ngọc tôi luôn có cảm giác “bị” đẩy lên để sao cho mình cũng phải nhiệt tình và sắc sảo như họ. Họ là những cô gái năng động, tự tin ngay trong chính cách họ nói, cách họ xông xáo và lựa chọn con đường đi của mình. Cả Ngọc và Hoa đều đã qua nhiều nước trên thế giới và hiện tại, điểm dừng của họ là những “ngõ nhỏ, phố nhỏ, quán cafe của tôi ở đó” tại Việt Nam.

Cả Hoa và Ngọc đều nói họ đã gặp trắc trở, thất bại thế nào. Đừng nói thất bại chỉ tại không may mà thất bại còn đến khi họ không ngại đương đầu với nó. Ngọc và Hoa đều trở về sau một quãng đường dài học tập, làm việc và sống ở xứ người, nay họ được ở nơi mình yêu quý nhất. Nhưng, như thế không có nghĩa là họ ngừng nghỉ…

Ở Intello Cafe bây giờ “giá nước giảm đi và sách tăng lên”. Cái này nói thì tưởng vui vui, nhỏ nhỏ thôi, nhưng với Ngọc nó thể hiện nhiều điều. Cafe Intello khi mới mở ra bị coi là đồ ăn thức uống có “giá trên trời” còn sách thì không nhiều và đa dạng lắm. Đó là vấn đề mà Ngọc và Minh, những chủ nhân, phải giải quyết.

Phải làm sao để Intello (cách “chơi chữ” của Intellec – trí thức hay Intelligence – sự thông thái) làm được như cái tên của nó, biến nơi đây thành không gian của các bạn trẻ, nơi trao đổi thông tin du học, nơi kiếm tìm những cuốn sách hay. Rất nhiều thứ giá cao, ví dụ giá thuê mặt bằng, thuê nhân viên… nhưng làm sao để giá cho một ly nước, một món ăn vừa ngon lại hợp với túi tiền của giới sinh viên, học sinh – đối tượng chủ yếu mà Intello nhắm tới.

“Bây giờ Intello đã có đồ uống mười ngàn, mười lăm ngàn đồng. Cách của bọn mình là tạo sự đa dạng cho sự chọn lựa của khách. Trong năm qua, nhiều cuộc giao lưu, chương trình văn hóa như đêm nhạc, giới thiệu sách… đã diễn ra ở đây.

Nay, hầu như Thu Ngọc dồn toàn bộ thời gian vào Intello. Cô luôn trăn trở tìm ra cách thức hiệu quả để quản lý và đổi mới quán. Có những cái học được là lý thuyết nhưng áp dụng vào thực tế thì không đơn giản. “Ở Việt Nam có nhiều điều mà trường Tây có dạy đâu. Thế nên hãy xác định vừa học vừa làm để trong mọi môi trường đều có thể thích ứng được…”.

Điểm hẹn

Có lẽ, điểm giống nhau của Intello và Cafe 8x là “điểm hẹn” của khá nhiều hoạt động văn hóa – nghệ thuật – học thuật và những cuộc giao lưu, phần lớn trong đó do các bạn trẻ tổ chức. Ví dụ, rất nhiều cuộc offline, chương trình về Thiên văn, Nhạc điện tử, Nhạc Trịnh Công Sơn… của các box, các thành viên diễn đàn Trái Tim Việt Nam Online diễn ra ở 8x vì ở đây có không gian riêng dành cho những hoạt động này. Còn ở Intello là đêm nhạc cổ điển, đêm nhạc Beatles, giới thiệu và gặp gỡ tác giả của những cuốn sách gây xôn xao dư luận…

Còn nếu nói về một điểm chung giữa hai cô chủ thì chắc chắn đó là nhu cầu và ham mê đọc sách. “Hồi ở nước ngoài, tôi cũng như rất nhiều sinh viên khác, để viết được một bài 2, 3 trang thôi thì phải tìm đọc hàng trăm trang sách. Chính vì phải đọc nhiều mà tôi đã hình thành thói quen cứ thấy cuốn sách nào hay là tìm mua bằng được. Bây giờ bận rộn quá, cần đọc nhanh, đọc trước những sách phục vụ tức thời cho công việc của mình, có thể nhiều sách hay khác mình chưa đọc ngay được nhưng mình vẫn mua và đọc dần dần. Thế nên trong đầu mình lúc nào cũng có tên những cuốn sách hay mà mình muốn đọc…” Ngọc kể “Đọc sách chính là trau dồi tâm hồn. Văn hóa đọc chỉ có được khi đến với sách chính là một nhu cầu nội sinh”.

Là cổ đông của Cafe 8x, quán mà khá nhiều người nói là “của bọn sành điệu” nhưng Hoa lại thích ngồi ở cafe Giảng. “Năm năm, bảy năm, cái quán cafe cũ kỹ này vẫn không có gì thay đổi, trên tường vẫn cái quạt trần chạy lạch cạch, mốc meo. Ngồi một mình nhìn ra đường phố tấp nập, đầy màu sắc với đủ những gương mặt khác nhau. Chỉ bốn nghìn một ly cafe rất đậm đà nhưng mình được thoải mái, khi đó mới thực sự là chính mình…”.

Sang năm mới, Ngọc bảo mình sẽ chọn lựa thêm những công việc mới, tiếp tục cống hiến. “Có thể tôi không phải là người đưa ra quyết định nhưng là người đưa ra ý tưởng. Những gì tích lũy được lâu nay tôi mong muốn sẽ đóng góp được cho những chính sách phát triển của đất nước”, Ngọc tâm sự. Những dự định mà Ngọc mang theo đã có người gọi là “Cô gái Harvard và ước mơ xóa nghèo cho quê Việt”.

Trước ngày bước sang năm mới 2006, cùng Hoa đi “hoạt động tình nguyện”, chúng tôi đã nhắc đến từ “đau dạ dày” khi Hoa đến với buổi gặp gỡ những người quan tâm đến du học tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, vừa làm việc, vừa ăn, vừa nói chuyện. Rồi ngay sau đó, lại vội vàng ào đến ký túc xá ĐH Văn hóa, ở đó, các thành viên của nhóm Big Heart đang tổ chức gian hàng thư pháp trong đêm hội chào năm mới của trường.

Hoa đã bỏ dở việc học tiếp tiến sĩ và bảo dứt khoát sẽ sang Anh học tiếp vào dịp thích hợp… Nhưng ở Việt Nam, Big Heart đã lên tới 100 thành viên với rất nhiều dự án tình nguyện đang thực hiện và còn quá nhiều dự định mới…

Posted in Tin Tuc. 1 Comment »

Cho và nhận

Cho và nhận

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.
Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày.”
Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao.”
Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.
Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?” Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.