Chương 36

* Ðể theo đuổi phương thức sinh tồn đẹp hơn của tương lai, để thay đổi những cái không thích nghi với hoàn cảnh, bạn hoàn toàn có thể chôn vùi cái tôi cũ rích đi, đem mình nhào nặn lại được bộ mặt hoàn toàn khác hẳn, để mong thích nghi với một hoàn cảnh mới, bắt đầu một cuộc sống mới, mở ra một cuộc đời mới.

Mâu thuẫn của tôi và anh ta, mâu thuẫn của cá thể và quần thể, mâu thuẫn của cá nhân và xã hội, chung quy là cá tính trái ngược với hoàn cảnh.

Cái gọi là hoàn cảnh ở đây đương nhiên là hoàn cảnh xã hội. Quan hệ giữa người này với người khác trong nội bộ quần thể xã hội, trình độ đạo đức chung, pháp quy pháp luật, phong tục tập quán văn hóa tạo thành nội dung cơ bản của hoàn cảnh xã hội.

Quần thể xã hội rõ ràng do các cá tính từng người khác nhau tạo nên. Do xuất thân từ giáo dục bồi dưỡng của từng người khác nhau, chịu sự tiêm nhiễm của hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội khác nhau, nên hình thành cá tính khác nhau rất lớn. Sự khác biệt của cá tính có thể dùng các loại kiểm nghiệm khác nhau để đánh dấu hai cực đối ứng vô cùng.

Lấy việc đem thế giới nội tâm của mình và ngôn luận của bản thân làm mức độ biểu hiện đối với xã hội bên ngoài làm thước đo thì cá tính có thể phân làm hai loại: dạng kín đáo và dạng cởi mở, tức dạng hướng nội và dạng hướng ngoại.

Người thuộc dạng hướng nội luôn luôn đem mình đóng kín trong thế giới nội tâm của bản thân lúc nào cũng quan tâm đến ấn tượng của mình trong lòng người khác và địa vị trong đoàn thể, và luôn luôn thể nghiệm mình, kiểm thảo mình, thiết kế mình, không giỏi giao tiếp với thế giới bên ngoài, nhất là ở trước mặt người xa lạ, ở nơi công cộng, càng là lười mở miệng nói, hoặc ngượng mở miệng. Không muốn xuất đầu lộ diện, khi họp thì thích ngồi ở các góc. Khi bất đắc dĩ phải giao tiếp thì mặt đỏ, tim đập thùm thụp. Nói năng làm việc gì cũng thận trọng, chỉ sợ có sai sót, chỉ sợ bị người khác cười chê. Ðôi khi cũng biểu hiện lòng tự tin nhưng không đủ. Người thuộc dạng hướng nội phần nhiều say mê ảo tưởng, suy nghĩ triền miên, có thể anh ta có thế giới nội tâm cực kỳ phong phú, mà còn cực kỳ nhạy bén, thường đem xã hội nhân sinh muôn màu muôn vẻ cô đặc trong đầu óc của mình lần lượt sàng lọc và phóng ra từng cái một. Nhưng cái ?phong phú? này xét đến cùng là có hạn, do đó thường xuất hiện ảo giác đi ngược lại với hiện thực hoặc vì thần kinh quá nhạy nên dẫn đến hiểu nhầm.

Lâm Ðại Ngọc là một điển hình của tính cách hướng nội.

Người thuộc dạng hướng ngoại tham gia vào ý thức mãnh liệt, đối với thế giới bên ngoài luôn luôn tràn ngập tâm lý tìm hiểu tri thức. Thích xuất đầu lộ diện, bất kể ở nơi công cộng hay là trước mặt người xa lạ, đều có biểu hiện mạnh mẽ dục vọng của mình. Anh ta có thể vừa gặp người lạ như đã quen từ lâu, anh ta có thể giỏi diễn thuyết. Anh ta hầu như không quan tâm đến ấn tượng của mình trong con mắt người khác, đến địa vị của mình trong đoàn thể, luôn luôn tự mình cảm thấy tốt đẹp, tràn ngập lòng tự tin. Với anh ta khiêm tốn hay không khiêm tốn đều không sao cả, không giỏi mưu toan, tính toán trong lòng, không cẩn thận. Người thuộc dạng hướng ngoại giống như một đám lửa, đi đến đâu thì có thể thiêu cháy đến đó, thích giao kết bạn bè, cho dù thường không thể gắn bó keo sơn cũng tịnh không giảm bớt khao khát nhiệt tình giao tiếp. Người hướng ngoại đôi khi cũng do lời nói việc làm không đủ cẩn trọng mà có lỗi với người khác, nhưng người ta cũng vì bản tính của anh ta không xấu mà dễ dàng tha thứ. Vì thế quan hệ nhân tế của anh ta vẫn là không đến nỗi quá tồi. Hầu như anh ta không thể ngồi yên tĩnh để ngẫm nghĩ sâu xa, mà chỉ coi trọng ở hành động. Sự chuyển động tràn ngập toàn bộ cuộc sống của anh ta, suốt ngày bận rộn, bôn ba khắp nơi. Ðối với các loại hoạt động xã hội, như là các loại hội nghị, có hứng thú mãnh liệt. Anh ta cũng có thể lôi kéo một nhóm người thành lập một hội học thuật gì đó, hoặc một hiệp hội gì đó. Anh ta có khi sẽ trở thành tổng thư ký hoặc phó chủ tịch hội học thuật này, hiệp hội nọ. Trong cuộc sống, người thuộc dạng hướng ngoại phần nhiều biểu hiện rất hào hứng và lạc quan, người hướng ngoại đối với người khác tương đối khoan dung, cũng không tính toán nhiều đến phê bình và trách móc của người khác đối với anh ta.

Loại bỏ sự khác biệt của quan niệm nhân sinh và quan niệm xã hội, nói chung, người hướng ngoại tương đối thích hợp hoàn cảnh xã hội, anh ta là phần tử hoạt động trong các loại đoàn thể, tương đối dễ dàng giữ được quan hệ hài hòa với người khác, được mọi người hoan nghênh. Người thuộc dạng hướng nội chỉ thích ứng với mình, không thích hợp với xã hội, anh ta trong các đoàn thể phần nhiều không được hoan nghênh, không gây được sự chú ý của người khác, cũng sẽ không thể xuất đầu lộ diện, bạn bè của anh ta cũng ít.

Người tuyệt đối hướng nội và người tuyệt đối hướng ngoại trong cuộc sống hiện thực, hầu như không có. Người bình thường có cả hai dạng. Hoặc là thành phần hướng ngoại nặng hơn thành phần hướng nội, hoặc là thành phần hướng nội nặng hơn thành phần hướng ngoại. Hoặc là ở một trường hợp nào đó, ở một phương diện nào đó là dạng hướng ngoại, còn ở trường hợp khác, ở phương diện khác biểu hiện ở dạng hướng nội. Người dạng hướng nội có khiếm khuyết khó thích ứng với xã hội, khó sống chung với người khác, nhưng anh ta có lời nói và việc làm vững chắc thận trọng, suy nghĩ kỹ lưỡng, tư tưởng sâu sắc mà nhạy bén, thường có thể phát hiện những vấn đề người hướng ngoại không thể phát hiện ra, đạt đến độ sâu tư tưởng mà người hướng ngoại không thể đạt được. Người hướng ngoại dễ dàng thích nghi với xã hội, làm việc cẩu thả, thích xuất đầu lộ diện, từ tự tin dễ dàng ngả sang tự phụ.

– Ða số cuộc đời thành công đều kiêm đủ cả chỗ mạnh của hai dạng hướng nội và hướng ngoại mà đều tránh chỗ yếu của cả hai dạng đó. Bất cứ vĩ nhân nào đều không thể là một người tuyệt đối hướng nội hoặc là một người tuyệt đối hướng ngoại.

Một người vừa nhẫn chịu được tịch mịch và cô đơn vừa lại có thể quả cảm dấn thân vào sự nghiệp oanh liệt, cá tính của họ có được sự hòa hợp trọn vẹn trên hai dạng hướng nội và hướng ngoại. Bạn không thể nói anh ta là một người hướng nội cũng là người hướng ngoại. Trong con người anh ta, giới hạn của dạng hướng nội và dạng hướng ngoại đã mất. Ðây là con người có thể thích nghi với hoàn cảnh nhất.

Trái lại, nếu như cá tính của bạn trái ngược với hoàn cảnh – không ăn khớp với người khác, hôm nay tranh cãi với Trương Tam, ngày mai giận dỗi với Lý Tứ, đối với nhiều người xung quanh đều có cảm giác ghét của bản năng, chỗ này cũng khinh thường, chỗ kia cũng chẳng coi ra làm sao, bất kể điều động đến đơn vị nào, bất kể phân phái đến bộ phận nào vẫn không thể sống hài hòa với xung quanh. Như thế thì, bạn tốt nhất trước hết phải xem xét lại cá tính của mình – thuộc dạng hướng nội hay dạng hướng ngoại hoặc đều có kiêm cả chỗ khiếm khuyết của hai dạng, mà không có chỗ mạnh của hai dạng?

Bạn có thể phát hiện, bạn có thể chủ yếu thiên về tính cách hướng nội, hoặc chỉ có khuyết điểm của tính cách hướng ngoại mà không có mặt tốt của tính cách hướng ngoại.

Cái gì thích nghi thì tồn tại. Khi cá tính trái ngược với hoàn cảnh, chỉ có hiệu chỉnh lại mình, tự mình uốn nắn lại mới là thiết kế cuộc đời

đẹp nhất.

Không nên gảy lại điệu đàn cũ rích núi sông dễ đổi, bản tính khó thay. Một trong những đặc trưng lớn nhất của người hiện đại là cá tính của anh ta cũng có tính dẻo cực kỳ rộng rãi.

Các nhà đại danh sư triết học hiện đại cho rằng: Con người trước hết là một vật tồn tại đem mình đẩy về tương lai, đồng thời ý thức được mình đem con người mình tưởng tượng là sự tồn tại của tương lai. Lúc ban đầu con người không có bất cứ quy định nào, chỉ là tồn tại, ló mặt ra, vào cuộc; về sau mới do chính anh ta quy định cho mình.

Con người thật ra không phải là sống ở quá khứ mà là sinh tồn ở tương lai. Quá khứ là cố định, đã chết rồi, còn tương lai mới tồn tại tất cả mọi khả năng. Ðể theo đuổi phương thức sinh tồn đẹp hơn của tương lai, để thay đổi những cái trái ngược của mình không thích nghi với hoàn cảnh, bạn hoàn toàn có thể chôn vùi cái tôi cũ rích đi, đem mình nhào nặn lại được bộ mặt hoàn toàn khác hẳn, để mong thích nghi với một hoàn cảnh mới, bắt đầu một cuộc sống mới, mở ra một cuộc đời mới.

Nếu như bạn cố thủ cá tính không tốt của mình, không dám hạ quyết tâm sửa chữa nó cho đúng, không thể từ trung tâm của mình đóng kín đi vào xã hội, đi vào đại chúng luôn luôn không ăn khớp với hoàn cảnh xung quanh vẫn luôn vì trái ngược với hoàn cảnh mà tách rời ra ngoài hoàn cảnh xung quanh, bạn sẽ có thể rơi vào trong nỗi giày vò đau khổ lâu dài. Ðó là đáng sợ, thê thảm. Bởi vì người khác, xã hội bên ngoài, tất cả mọi cái xung quanh thật ra không thể vì những cái vui giận bi ai của bạn, vì những cái yêu ghét, chọn bỏ của bạn mà thay đổi được. Ðó là sự tồn tại khách quan có tính quy luật tất nhiên phát sinh, phát triển tự thân của nó, bạn chỉ có nhận biết nó, thuận theo và thích nghi với nó, giữ hài hòa với nó mà thôi. Chỉ có với tiền đề như vậy, với tiền đề bạn trở thành một thành viên trong hoàn cảnh xã hội nào đó, bạn mới có thể phát huy đầy đủ tài trí thông minh của bạn, thực hiện sáng tạo của bạn, thực hiện lý tưởng và hoài bão cải tạo xã hội, cải tạo hoàn cảnh khách quan của bạn.

Chương 42

* Cái hại của việc dùng binh, do dự là lớn nhất; tai họa của ba quân, không có gì bằng hồ nghi.

* Ðiều đáng sợ là ở chỗ bạn sợ sai hỏng mà do dự lưỡng lự không quyết định. Sai hỏng không đến lần bạn, thành công cũng không đến lần bạn.

Con người khi dấn thân vào hoạt động của xã hội, khi tiến hành một sự nghiệp nào đó, tính cách tồi tệ nhất là tính do dự không dám quyết định, hồ nghi không quyết.

Trong thời đại nhịp độ cuộc sống ngày càng nhanh, thế giới đổi mới theo ngày tháng, mọi sự vật mới mẻ nẩy sinh không ngừng, càng cần bạn phải phản ứng nhanh nhạy, làm việc quyết đoán. Không cho phép bạn chần chừ trước ngã ba đường, không cho phép bạn do dự không quyết.

Lục thao của Thái công Vọng có câu: “Cái hại của việc dùng binh, do dự là lớn nhất; tai họa của ba quân không có gì bằng hoài nghi”.

Ðây là nói trong quân sự, trên chiến trường người chỉ huy chỉ hơi chút do dự hồ nghi thì có thể làm lỡ thời cơ chiến đấu, gặp phải thất bại thảm hại. Ðem cái lý này dẫn vào mọi mặt của đời người (đời người chưa hẳn không phải là một trận chiến đấu) cũng tương tự có thể dùng được.

Cho dù bạn có chí hướng hùng vĩ, bản lĩnh xuất sắc, đức hạnh tốt, nhưng do bạn luôn luôn gặp cơ hội không dám xông lên, lưỡng lự, do dự, thì bạn sẽ phí công có hoài bão đầy ngực, phí công có bản lĩnh đầy người, thậm chí đến đức hạnh tốt đẹp của bạn cũng sẽ biến thành số không.

– Người đứng không nhúc nhích ở bờ bên này sông, mãi mãi không thể đến được bờ bên kia.

Bạn biết rằng thời cơ đối với một đời của con người vô cùng quan trọng, một đời người khó gặp được mấy lần thời cơ lớn tốt. Người ta đều nói: cơ (dịp) không thể mất, thời không đến nữa. Phàm là người do dự không quyết đoán chính luôn luôn là người để mất không cơ hội.

Phàm là khi cơ hội bắt đầu luôn luôn xuất hiện dưới trạng thái tiềm ẩn, trong đó thậm chí còn chứa đựng một ít nguy hiểm. Bạn nếu như có tính cách do dự không cả quyết lại thường thường phán đoán không ra tốt xấu của kết cục, không phát hiện ra trước mắt là một cơ hội khó gặp, mà không có ý thức mạo hiểm, không dám quả quyết xông vào. Ðợi khi bạn còn do dự chần chừ, người ta đã thành công rồi, cơ hội đối với bạn đã tiêu tan. Bạn chỉ có thể trố mắt để nhìn người điều kiện giống với bạn, chỉ vì không do dự không quyết đoán bạn mà đã giành được thành công. Bạn chỉ còn hối hận mà thôi.

Nếu không thể rút ra bài học, không thể khắc phục tính cách do dự không cả quyết, bạn sẽ lần lượt mất hết cơ hội, lần lượt tạo cho mình nỗi luyến tiếc, uổng phí tự hối hận.

Rất nhiều, rất nhiều cái gọi là suốt đời luyến tiếc đều do vậy.

Bi kịch của Hamlet chính là vì anh ta lần lữa lưỡng lự và sầu muộn, mãi không đưa ra được chủ ý, lần lượt vứt bỏ cơ hội báo thù cực tốt tạo thành.

Tính cách hồ nghi cũng tất nhiên dẫn đến sự phá hoại đối với lòng tự tin, sự phá hoại đối với năng lực phê phán. Như vậy, cũng theo đó phá hoại lòng tín nhiệm của người khác đối với bạn. Nếu như bạn có tính cách không tốt này, khi xử lý vấn đề nhân sinh quan trọng bạn có thể thiếu lòng tự tin, không dám tin tưởng mình có thể độc lập xử lý tốt những sự việc trọng đại của mình. Bạn thậm chí đối với những việc nhỏ vặt vãnh trong đời sống hàng ngày cũng không dám tin tưởng vào năng lực phê phán hàng ngày của mình.

Có một bà do hồ nghi sự phát triển tính cách, biến thành hoàn toàn không phải là mình nữa. Bà ta không thể xác định được kiểu tóc của mình. Một chốc nhìn thấy kiểu tóc của người khác như thế này là đẹp, bà ta liền làm kiểu tóc của mình trở thành như thế, chốc nữa nhìn thấy kiểu tóc như thế kia đẹp, bà lại đem làm kiểu tóc của mình trở thành như thế kia. Rốt cuộc lại cảm thấy như thế này cũng không đẹp, như thế kia cũng không đẹp, không biết như thế nào mới đẹp nữa, vì thế thường xuyên tự phiền não và sầu muộn. Bà ta mua sắm quần áo cũng như vậy, một lát nhìn thấy kiểu này đẹp, lát nữa lại thấy kiểu kia còn đẹp hơn, nhưng sau khi mặc vào, một chốc lát lại cảm thấy kiểu này không hợp với mình, màu sắc này không khéo, chất liệu này hơi kém, giá tiền hơi cao, thử đi thử lại, bà ta không biết nên mua chiếc nào. Kết quả đã chọn mất quá nửa ngày, phố lớn ngõ nhỏ, thương trường quốc doanh, quầy sạp cá thể, đã xem không biết bao nhiêu là kiểu mốt, không biết bao nhiêu màu sắc, không biết bao nhiêu kiểu hoa không biết bao nhiêu loại vải, đã hỏi không biết bao nhiêu giá cả, cuối cùng không mua nổi một chiếc, tay không về nhà.

Do gặp cơ hội thiếu quả đoán, lừng chừng do dự không quyết tất nhiên cũng thiếu nghị lực và ý chí kiên nhẫn, thường xuyên lay động cách chọn lựa của mình, làm việc thường thường giữa chừng bỏ dở, đầu voi đuôi chuột, cuối cùng đổ vỡ sự nghiệp, rơi vào dung tục, không có việc gì làm nên. Ðây là một cuộc đời rất đáng buồn.

Việc đáng buồn đó thật ra không phải do bạn không có năng lực, thật ra không phải vì bạn nhân cách không cao thượng, mà chỉ là do bạn không cứng rắn quyết đoán, do dự lưỡng lự.

Chúng ta soi chiếu đặc trưng tính cách của người lưỡng lự giữa ngã ba đường không biết đi theo hướng nào, sẽ phát hiện cơ sở tâm lý chủ yếu của nó là một loại tâm lý hùa theo của thói quen, tâm lý hùa theo mọi người.

Tưởng là mốt đều là tốt, thế là hùa theo mốt; tưởng là kinh qua thời gian và kinh nghiệm kiểm nghiệm đều là tốt; thế là hùa theo kinh nghiệm; tưởng là lời nói của người có thế đều là đúng, thế là hùa theo người có thế; tưởng là mọi người đều nói như thế này làm như thế này luôn luôn là đúng, thế là hùa theo mọi người. Khi mọi tình hình đều tồn tại, mọi quan hệ lợi hại tồn tại song song, cục diện phức tạp của mâu thuẫn lộn xộn xuất hiện, bà ta sẽ không biết theo cái nào, không biết nên làm như thế nào. Do dự và khổ não sẽ sản sinh ra như thế. Bi kịch cuộc đời của người do dự không cả quyết mở màn đầu tiên từ đây.

Ðể chiến thắng khổ não, để hái lượm được cuộc đời thành công, khắc phục khiếm khuyết của tính cách này, hãy rèn luyện đức tính nhanh nhạy quả cảm!

Gặp cơ hội hãy đặt bộ óc lên chính đầu mình, bình tĩnh phân tích, điều tra và tìm hiểu tình hình chu đáo cặn kẽ, tin tưởng có thể đưa ra được phán đoán chuẩn xác, sau đó trịnh trọng nêu lên những mưu lược và kế sách của mình. Quyết định đòi hỏi bạn phải đưa ra vào buổi sáng thì không nên kéo sang buổi chiều, quyết định đòi hỏi bạn hôm nay phải đưa ra, bạn không nên kéo dài sang ngày mai

Ðừng nên hùa theo, đừng nên theo đòi kiểu cách của mốt, nếu như bạn đã quen với việc hùa theo, thì ngược lại có thể tự giác bồi dưỡng một chút tâm lý nghịch phản. Bạn thường xuyên đem sự việc tách thành nhiều mặt, nhiều bên, từ đó đứng về một phía khác với nhiều người, khác với mốt để xem xét nó, để quyết định nó, có thể đẹp không sao kể hết.

Quyết định một khi đã đưa ra, quyết không nên thu lại một cách nhẹ nhàng, càng không nên hối lại. Nếu như có nguy hiểm thì phải nên dũng cảm đảm nhận không nên sợ nguy hiểm. Không nên sợ sai hỏng.

Sai hỏng thật ra không đáng sợ, sai hỏng có thể làm cho bạn ít sai hỏng hơn, sai hỏng có thể làm cho bạn tích lũy được kinh nghiệm, trở nên phong phú hơn. Thành công đều xuất phát từ trong sai hỏng, không có sai hỏng sẽ không có thành công. Chỉ cần bạn quyết định quả quyết, sai hỏng là do bạn, từ sai hỏng tổng kết ra bài học, nhận được kinh nghiệm, thành công của tương lai cũng tất nhiên thuộc về bạn.

Ðiều đáng sợ là ở chỗ bạn sợ sai hỏng mà do dự lưỡng lự không quyết định. Sai hỏng không đến lần bạn mà thành công cũng không đến lần bạn. Bạn luôn không tin tưởng mình luôn sợ sai hỏng, luôn do dự lưỡng lự, như thế thì bạn cũng sẽ vĩnh viễn đều không thể thành công, vĩnh viễn chỉ có thể nằm ở một vị trí bình thường.

Thà lăn đổ anh ta lộn nhào vài vòng, thử xem mình rút cục có được bao nhiêu tài năng, còn hơn sống một cách phẳng lặng. Nếu như vận mệnh không cứu giúp cuối cùng thất bại, thì cũng coi như không có gì ghê gớm; nếu như bạn là một người tài giỏi, dựa vào quyết sách quả đoán của mình giành được thành công, thì sẽ không có thiệt thòi nào đợi chờ bạn cả.

Chương 41

* Bi kịch của đời người phần nhiều là do mình gây nên.

* Ðời người thành công thường thường không phải là do bạn làm nên cái gì, mà là do bạn vứt đi cái gì.

Phàm những người hay làm? những việc vụn vặt rốt cuộc không làm nên việc gì.

Công việc không phân lớn nhỏ, không phân chủ yếu thứ yếu, không xét đến giới hạn của thời gian, tinh lực và năng lực, việc gì cũng đều nắm lấy tất vào tay mình, việc gì cũng phải tự mình đi làm, luôn luôn làm việc hăng say như thế, luôn luôn vất vả một phút không dừng như thế. Anh ta nhiều nhất có thể giành được mức no ấm, không có thể làm nên việc lớn, càng không thể có cuộc đời thực sự vui vẻ thoải mái.

Nhưng mong bạn không phải là như thế.

Thường thường vì một số việc linh tinh không có gì quan trọng mà tất tả ngược xuôi, suốt ngày bị nhấn chìm vào trong hàng đống những việc vụn vặt hàng ngày, như thế thì thời gian dùng vào sự nghiệp bạn theo đuổi, thời gian dùng vào những sự việc quan trọng to lớn quan tâm đến thiết kế cuộc đời của bạn, tất nhiên sẽ giảm bớt rất nhiều. Nếu như bạn là lãnh đạo của một đơn vị, một công ty nào đó, một khi bị những việc vụn vặt linh tinh bao vây không thể tự bứt ra được, thậm chí bạn không thể bớt ra được bao nhiêu thời gian dùng vào việc trù liệu những việc chính đáng. Tôi có quen biết một ông giám đốc một nhà xuất bản thời gian chủ yếu và tinh lực của ông đều bị ràng buộc vào trong một mớ mâu thuẫn nhân sự không rõ ràng, làm cho thân thể và tâm trí tiều tụy. Còn việc vạch kế hoạch chọn đề tài, tổ chức xuất bản phát hành, thẩm tra bản thảo và sách, lại trở thành công việc nghiệp dư của ông. Kết quả là ông giám đốc này không thể tiếp tục đảm nhận được nữa, cuối cùng vẫn là do mâu thuẫn về phương diện nhân sự làm ông bị đổ.

Nếu như bạn suốt ngày bận rộn công việc vụn vặt rất ít nghỉ ngơi, rất ít vui chơi, rất ít đi chơi đây đó, luôn luôn bận, luôn cho người ta cảm giác ứng tiếp không xuể, làm đến nỗi mệt mỏi không thể chịu được nữa, như thế thì trí lực và tài năng của bạn sẽ bị hao mòn dần, theo đó hiệu suất công việc cũng giảm đi nhiều. Bạn làm việc 8 tiếng đồng hồ có thể không bằng người khác làm 4 tiếng đồng hồ.

Phàm những người suốt ngày bận với những việc lặt vặt đều có gánh nặng tâm lý rất nặng nề, tinh thần mệt mỏi, khó có thể sản sinh ý thức sáng tạo cái mới, không có cách gì thực hiện được những công tích dựng nên và sáng tạo độc đắc của mình. Bạn chỉ có thể bò ở phía sau người khác, chỉ có thể theo nề nếp cũ, một đời của bạn tất sẽ bình thường mà thôi.

Có thể bạn vốn không phải là lớp người bình thường, có tiềm năng sáng tạo to lớn và tài trí thông minh xuất sắc, chỉ vì bạn không thể thoát khỏi vòng bao vây của công việc vụn vặt, quanh năm suốt tháng ngổn ngang trăm mối trong lòng, bận bịu với một số việc vụn vặt hàng ngày, thể xác và tâm hồn bạn suốt cả thời gian dài không được chăm sóc đầy đủ, không thể giữ được tâm trạng nhẹ nhõm vui vẻ thoải mái, không thể giữ được tình cảm mãnh liệt bột phát với công tác nữa. Như thế, tài trí thông minh của bạn tất sẽ bị mai một đi một cách vô hình dẫn đến giảm sút gần hết, tiềm năng sáng tạo của bạn cũng sẽ vĩnh viễn không được phát huy. Ðiều đó lại càng đáng tiếc đáng buồn hơn, mà tất cả những cái đó bạn thường khó cảm nhận ra.

Lại có một loại người khác bị những công việc vụn vặt bao vây không thể tự rút ra được, chỉ vì anh ta không thể phân biệt rõ ràng mình rút cuộc nên làm gì, trong lòng không có chí lớn, không có mục tiêu, không có kế hoạch và sách lược, chỉ có thể làm “một ngày làm hòa thượng một ngày đấm chuông”. Người như thế là tương đối nhiều trong quần thể người, do tâm tính chí thú của họ đã quyết định họ chỉ có thể đem thời gian và tinh lực dùng để ứng phó những việc vụn vặt hàng ngày, để phát ra sinh mệnh buồn chán, vô vị. Ðến cuối cùng trống không chẳng có gì, không thu nhận được kết quả gì, đây đương nhiên là một cuộc đời không làm nên một việc gì cả.

Chính vì thế, bạn cần phải bứt ra khỏi vòng vây của những việc vụn vặt, trước tiên phải có mục tiêu phấn đấu của cuộc đời rõ ràng. Phải xác định rõ mình làm cái gì không làm cái gì, theo đuổi cái gì vứt bỏ cái gì.

Mục tiêu phấn đấu của bạn có thể là trừu tượng, chứa đựng rất nhiều, rất nhiều nội dung, còn trên mỗi một chặng trên đường đời, thế giới bên ngoài sẽ luôn luôn nổi lên những cám dỗ mới mẻ đối với bạn, sẽ làm lung lay niềm tin và sự theo đuổi của bạn.

Lúc này, nhận sự cám dỗ hoặc không nhận cám dỗ có thể làm cho bạn sản sinh tự giải thoát mãnh liệt. Nếu như bạn là một người có khả năng làm nên việc lớn, có phẩm cách kiên cường bạn sẽ có thể có được sự lựa chọn hợp tình hợp lý. Vứt bỏ những cái bạn nên vứt bỏ, theo đuổi những cái bạn nên theo đuổi. Chỉ có điều là có cái vứt bỏ mới có thể có cái theo đuổi, có cái vứt bỏ mới có thể thực hiện được cái theo đuổi.

Nếu như bạn tầm thường không có năng lực, tâm tính dễ thay đổi, bạn sẽ đứng núi này trông núi nọ, đem niềm tin và sự theo đuổi ban đầu quăng theo vứt bỏ những cái không đáng vứt bỏ, theo đuổi những cái vốn không nên theo đuổi, thậm chí đắm đuối say mê sa ngã trong mọi cám dỗ, không phân rõ trái phải phương hướng biến đổi mình đến nỗi không nhận ra mình nữa.

Bi kịch của đời người phần nhiều là do mình tạo nên.

Dù cho có được mục tiêu rõ ràng và phẩm cách kiên cường, mà không có kỹ xảo điều khiển cuộc đời đúng đắn, cũng không thể thoát ra khỏi vòng vây của những việc vụn vặt.

Bạn còn phải hiểu rằng con người ngoài làm việc ra, còn cần phải có vui chơi giải trí nữa. Một người lớn tuổi thân thể và tâm hồn kiện toàn có đặc trưng tâm lý quan trọnglà: giữ được tâm lý thời trẻ con ham thích vui chơi. Có được tâm lý này, ngoài công tác ra thường thường tham gia vào các cuộc vui chơi bạn sẽ có thể xông ra khỏi vòng vây của công việc vụn vặt.

Có người tưởng vui chơi chỉ là việc của trẻ con, đó sẽ là sai lầm vô cùng lớn. Thật ra tâm trạng vui chơi mới là tâm trạng thực của con người, tâm trạng người ta cần phải có. Người ta thường dùng tâm trạng thanh thản, thư thái để hưởng thụ cuộc đời, trên thực tế đây chính là vui chơi. Vui chơi hoàn toàn không có ý niệm xấu mà có tính chân lý, hoàn toàn nhẹ nhàng mà không phải là việc làm nhân tạo. Nó là việc chân thành nhất mà lại giàu đức tính nhất, là quần chúng hóa lớn nhất mà lại rất có sức sống.

Lão Tử – ông thánh am hiểu đường đời nhất đã lớn tiếng hô hào mọi người:

– Hãy trở về thời trẻ con

Chính là muốn người ta không nên tự tìm kiếm khổ nào, không nên xem cuộc sống, xem đời người nặng nề đến như thế, không nên vứt bỏ tâm hồn trẻ thơ, không nên xa rời tinh thần vui chơi, cũng chính là muốn người ta tự bứt khỏi cái bận rộn của cuộc sống, tự cứu thoát từ những điều phiền não của những việc vụn vặt.

Một cuộc đời chưa được thưởng thức mùi vị vui chơi thì được xem là cuộc đời gì?

Ðời người thành công, thường thường không phải là do bạn làm nên cái gì, mà là do bạn vứt bỏ cái gì.

– Có cái không làm mới có thể có cái làm nên. Không làm mới dẫn đến có triển vọng.

“Vô vi nhi vi”, dùng thuật ngữ triết học đơn giản dễ hiểu để biểu diễn là “không” và “có”. Sự vật mà thế giới mênh mông xem như là không, kỳ thực chính là lấy cái không của nó để làm cái có. Lão Tử có nêu ra ví dụ để minh chứng, đại ý như sau:

Chỗ trống rỗng của những chỗ trung gian của vành xe và nan hoa, chỗ trống rỗng ở trong các bình chứa, chỗ trống không trong không gian cửa sổ căn phòng đều xem như là không (trống rỗng) mà tác dụng của chúng chính là dùng cái “không” để thực hiện.

Cho nên, trong toàn bộ quá trình tổ chức vận động của cuộc đời, cần phải vứt bỏ một số cái, lưu lại một số cái ?trống không?, tức có cái không làm, những cái vứt bỏ kia, những chỗ trống không kia, xem như là không (có), nhưng kỳ thực chính là dùng cái không có của nó để thực hiện mục

đích của sinh mệnh, vứt bỏ là để có được, lưu lại chỗ trống không là để bổ khuyết thêm.

Cho nên các nhà hiền triết các đời trước khi mở mang trí tuệ của chúng ta luôn luôn ân cần nhắc nhở mãi không chán: đừng nên mưu toan quá nhiều, đừng nên có ý nghĩ mờ ám quá nặng, đừng nên ham muốn quá tham, đừng nên bị việc vụn vặt bao vây.

Bạn thoát ra khỏi vòng vây của việc vụn vặt, tự giác vứt bỏ một số, giữ lại một số chỗ “trống rỗng”, chăm chú vào việc làm, đừng nên để ý đến điều mong cầu, thì tâm tình của bạn sẽ luôn luôn nhẹ nhõm vui vẻ, cuộc đời của bạn sẽ càng thêm đầy đủ, càng thêm giàu có.

Chương 50:

* Sinh mệnh của chúng ta từ lúc đến với nhân gian, từng giờ từng phút đều hướng tới tương lai.

* Một sinh mệnh không có sức sống, không có mong chờ chẳng phải là một xác chết ư?

Theo đòi ăn chơi kịp thời và muốn thành công và có lợi ngay đã nói đến ở trước đều mắc bệnh cận thị. Trong mắt cận thị của người trước chỉ nhìn thấy hai chữ vụ lợi không nhìn thấy những cái khác của đời người. Còn mắt cận thị của người loại này chỉ quan tâm đến sinh mệnh nằm ở dưới mắt, đối với sự sinh tồn của sinh mệnh vừa thiếu lòng tin vào tương lai, vừa phát sinh những hiểu lầm và xuyên tạc sâu sắc.

Nếu bạn theo đòi ăn chơi kịp thời, tất nhiên trong lòng không có chí lớn, khi được nhởn nhơ cứ nhởn nho. Nào là lý tưởng của đời người, tiền đồ của đất nước, tương lai của nhân loại ở bạn xem ra đều chỉ là một số từ chập chờn hư ảo như có như không, cảm thấy những thứ đó đối với cuộc đời của bạn chẳng có ý nghĩa.

Vì vậy, bạn thường dùng câu “trong số mệnh gặp thời thì cuối cùng vẫn có, trong số mệnh không gặp thời thì có cầu nhiều cũng bằng không” để tự an ủi. Ôm ấp tâm trạng đành chịu vậy, dựa vào điều khiển của thượng đế, dựa vào sự đùa giỡn của vận mệnh, bạn giống như một chiếc thuyền con giữa đại dương, bạn? thậm chí còn vứt cả mái chèo xuống biển. Dựa vào sự trôi nổi lênh đênh, bất kể các hướng đông tây nam bắc, không có hy vọng đến bến bờ.

Có khi bạn cũng còn muốn cầu may, ảo tưởng thánh thần của vận mệnh sẽ dắt dẫn bạn đến thiên đường, ban tặng cho bạn niềm vui và hạnh phúc.

Bạn theo đuổi “hôm nay có rượu hãy nên say, bất biết ngày mai vui hoặc sầu”.

Bạn thường ngâm vịnh: “Ðời người đắc ý phải nên vui, chớ để chén vàng mãi ngắm trăng”.

Bạn cũng thường hát: “Có hoa được hái thì nên hái, chớ để hết hoa phải hái cành”.

Quan niệm thời gian của bạn là một quan niệm chỉ biết cái gần trước mắt cực kỳ thô thiển và nguyên sơ. Bạn chỉ có thể biết một chút thời gian trước mắt có liên quan với môi trường sinh tồn trực tiếp với bạn. Một khi vượt quá giới hạn này, bạn sẽ không có khả năng, không có cách nào nhận ra. Bạn nhìn thấy mặt trời mới có thể biết đến lúc này là ban ngày, bạn thật không thể nghĩ ra mặt trời ngày sẽ mọc lên bình thường, ngày mai lại sẽ có một ban ngày.

Thế là nhận thức của bạn đối với tất cả mọi sự vật trên đời cũng là thô thiển và nguyên sơ như thế: bạn chỉ có thể thừa nhận những cái lúc đó bạn nhìn thấy và sờ thấy, mà không dám thừa nhận những cái sau đó mà bạn tạm thời còn chưa nhìn thấy và sờ thấy.

Thế là bạn chỉ theo đuổi một đồng bạc nắm trong tay bạn lúc đó, bởi vì nó là nhìn thấy và sờ thấy. Bạn nắm chặt lấy nó trong tay và đút vào trong túi áo. Chỉ sợ nó bay mất. Còn bạn không dám tin đồng bạc này đưa vào thị trường kinh doanh ngày nay có thể trở thành mười đồng của ngày mai, hai mươi đồng của ngày kia. Bởi vì mười đồng của ngày mai, hai mươi đồng của ngày kia lúc này bạn không nhìn thấy, không sờ thấy. Cho nên, bạn bằng lòng vứt bỏ mười đồng của ngày mai, hai mươi đồng của ngày kia, mà nhất định phải đem tiêu một đồng này cho thật hết ngay hôm nay.

Người thích ăn chơi kịp thời có thể bằng lòng một cách tự giác vì vui thú lúc này mà phải trả ra sự đau khổ mãi mãi sau đó.

– Tôi có quen một cán bộ trợ lý nghiên cứu trẻ, ba năm trước anh ta có một gia đình hạnh phúc. Công tác trong một đơn vị nghiên cứu cấp tỉnh, là một người còn trẻ rất có tiền đồ phát triển, cấp trên cũng rất trọng dụng anh ta. Nhưng anh ta lại theo đuổi sự vui thú nhất thời, hầu như đã nửa công khai có quan hệ với mấy cô nhân viên tạm tuyển cùng đơn vị. Một bạn học thời đại học của anh ta hỏi anh ta vì sao như vậy? Anh ta có vẻ tự đắc trả lời:

“Ðời người chẳng phải chính là mưu cầu vui thú không” “Tại sao phải vứt bỏ vui thú của hôm nay lại uổng công nghĩ đến nào là tiền đồ của ngày mai” Trời mà biết được ngày mai sẽ ra sao? Ngày mai, bạn là ai, tôi là ai, bạn ở đâu? Tôi ở đâu đều không thể trả lời rành mạch được”

Không lâu, sự việc này bị vợ biết được, vợ nói đến lãnh đạo của đơn vị anh ta, lãnh đạo bắt anh ta kiểm điểm và xử lý hành chính. Các cô nhân viên tạm tuyển thoát lui, còn vợ thì đề xuất ly hôn với anh ta.

Gia đình hạnh phúc bị phá vỡ, những ấn tượng tốt đẹp trong lòng đồng nghiệp và lãnh đạo ban đầu cũng bị phá vỡ. Từ đó, anh ta gục hẳn lâm vào cảnh lo buồn và đau khổ. Muốn chuyển đơn vị, nhấp nhỏm mấy lần đều chưa thành công. Ly hôn đã ba năm rồi, đến nay vẫn ở một mình.

Theo đuổi ăn chơi kịp thời đến mức cực độ, thậm chí có thể vì vui thú lúc này mà bất chấp cả chết chóc của cả sau này. Kẻ uống thuốc độc để giải khát là một điển hình. Mặc dù anh ta biết đó là thuốc độc sau khi uống vào sẽ giết chết sinh mệnh của anh ta, nhưng anh ta để giải trừ cơn khát trước mắt nên vẫn uống.

Những chuyện đời giống như thế chúng ta thường luôn có thể nghe thấy.

Xét đến cùng nhận thức của kẻ theo đuổi ăn chơi kịp thời đối với sinh mệnh là hoàn toàn sai lầm.

Sinh mệnh của chúng ta bắt đầu từ lúc đến với nhân gian, từng giờ từng phút đều luôn hướng về tương lai. Chỉ có tương lai mới tích tụ khả năng vô cùng đa dạng, tràn ngập những mê hoặc to lớn chúng ta có thể tưởng tượng và không tưởng tượng ra, tràn ngập hy vọng vô hạn.

– Có được khả năng vô cùng đa dạng, tồn tại sinh mệnh của chúng ta mới có ý nghĩa.

Chính là trên ý nghĩa này Heidegger nói: “Người với tư cách là người là ở tương lai, từng giờ từng phút đều là tương lai”.

Song, một vấn đề khó, quan trọng, một nghịch luận to lớn lại xuất hiện trên sự tồn tại thời gian.

Lúc này là một giới hạn có thể chia cắt vô hạn, giống như điểm không có chiều dài, là một tồn tại căn bản hư vô. Nó vừa có tính chất luôn luôn hướng về tương lai, không ngừng đón nhận tương lai, lại có sự tồn tại luôn hướng về quá khứ, không ngừng trôi qua để biến thành quá khứ.

Cho nên, khi chúng ta luôn hướng về tương lai, thiết kế tương lai, sinh mệnh lúc này của chúng ta mới giàu sức sống, tràn đầy ý nghĩa.

Khi chúng ta không chú ý đến tương lai, không suy nghĩ cho tương lai, sinh mệnh lúc này của chúng ta sẽ trở nên tồn tại hư vô, trở thành sinh mệnh không có sức sống, không có mong đợi.

Một sinh mệnh không có sức sống, không có mong đợi chẳng phải là một xác chết đó sao?

Bạn không đếm xỉa đến tương lai, hòng nắm chắc lấy lúc này, tưởng là đã nắm chắc được lúc này, đang hưởng thụ lúc này, kỳ thực là một giấc mộng ảo tưởng. Bởi vì lúc này hoặc là lấy quá khứ làm điểm tựa không ngừng trôi đi biến thành quá khứ, hoặc là lấy tương lai làm điểm tựa không nhận đón nhận tương lai, mà lúc này cô lập là một thứ căn bản hư vô, cho nên trên thực tế bạn nắm không chắc lúc này, mà không phải là đang hưởng thụ lúc này. Bạn là đang vặn dây cót của sinh mệnh quay ngược hướng về quá khứ. Trên thực tế, bạn sống trong quá khứ! Quá khứ có nghĩa là đã chết. Cho nên nói bạn đã biến mình trở thành một xác chết rồi.

Chỉ có khi bạn nhận thức sinh mệnh như vậy, bạn mới có thể tỉnh ngộ, vừa khéo là kẻ theo đuổi hưởng lạc kịp thời đang sống trong hư vô, chỉ có đời người hướng về tương lai, mới là vững vàng chắc chắn, tràn ngập ý nghĩa.