GIÁ USD TĂNG TRONG THÁNG 5 TỐI THIỂU : 1USD = 22,000 VNĐ?

NHỮNG NGUYÊN NHÂN KÍCH HOẠT KHIẾN USD TĂNG GIÁ.

1. TĂNG GIÁ XĂNG , ĐIỆN : Tháng tư giá xăng dầu tăng thêm 1000 vnđ tương đương tăng 10% giá thành , khiến các mặt hàng có nguồn gốc chiết xuất từ dầu khi cũng tăng theo như toluen, aceton, benzen, DOP…Chí phí vận chuyển tăng . Chưa kể điện cũng tăng giá mà lại còn bị cúp hoài ảnh hưởng tăng chi phí sản xuất . Ngư dân , nhà nông và các doanh nghiệp sản xuất buộc phải tăng giá thành sản phẩm tối thiểu 10 % nếu không muốn lỗ . Chưa tính khi hàng lậu TQ tuồn vào mạnh thì các doanh nghiệp, thương gia sẽ dây chuyền phá sản vỡ nợ hoặc đóng cửa ngủ . Lạm phát trong tháng 5 khởi đầu sẽ tăng 10 % , khi thị trường ngấm đòn dần dần cộng hưởng việc công ty Xăng dầu đòi tăng giá thêm thì việc VNĐ phá giá từ 40%-50% trong những tháng kế tiếp là chuyện đương nhiên không cách gì cứu vãn trừ khi nhà nước có 20 tỷ đến 30tỷ usd .

2. XUẤT KHẨU GIẢM , NHẬP SIÊU TĂNG
Kim ngạch xuất khẩu tháng 4 ước đạt 4,5 tỷ USD, giảm tới 16% so với tháng 3 . kim ngạch nhập khẩu lại ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 3%. Như vậy, trong tháng báo cáo, Việt Nam đã nhập siêu trở lại 700 triệu USD.
Đáng lo ngại nhất là trong 13 mặt hàng chủ lực thuộc “CLB xuất khẩu tỷ USD” của Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu của 12 mặt hàng đều giảm mạnh từ 10-20%, như điện tử và linh kiện máy tính, giày dép, than đá, thuỷ sản, cà phê, nhân điều, sản phẩm chất dẻo… Trong đó, so với cùng kỳ năm 2008, dầu thô giảm mạnh nhất với mức giảm 48,6%, kế đến là dây điện và cáp điện giảm 47,3%, cao su giảm 43,9%.

Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam năm 2008 là 2,8 tỷ USD.Tiếp nối đà tăng đó, năm 2009, Bộ Công Thương dự kiến con số 3,2 tỷ USD. Tuy nhiên, kết quả hai tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt lần lượt là 130 và 180 triệu đôla – bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước. dự báo nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu tháng 4 này của cả nước cũng chỉ đạt hơn 200 triệu USD.
Ông Nguyễn Tôn Quyền – Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN nói. “Trong khi quý I và quý IV thường là mùa sôi động nhất trong năm. Nếu hai quý này chúng ta không kiếm được 50% cả năm thì coi như là thua” . tình hình thì XK Gỗ kiếm được 1tỷ trong năm nay là cực giỏi trong tình hình cả thế giới nghành xây dựng đếu điêu đứng vì suy thoái.
3. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC PHÁT HÀNH IN THÊM TIỀN VNĐ: Việc bơm thêm VNĐ vào thị trường trong thời gian qua khiến nguồn tiền VNĐ dư thừa quá mức , VNĐ không được đưa vào đầu tư sản xuất mà chui vào việc đầu cơ USD và vàng tạo thêm tình trạng khan hiếm . Để cứu các Tập Đoàn Nhà Nước hàng trăm ngàn tỷ VNĐ được che dấu bơm vào các thây ma chết chưa chôn này , những Tập đoàn chiếm nguồn vốn 53% của nền kinh tế nhưng nay hiệu quả kinh tế từ âm đến lãi ít. Bộ máy nhân sự cồng kềnh của các tập đoàn này đang đeo bám hút máu ngân sách để trả lương mỗi tháng .
Thị trường Chứng khoán chợt bùng lên rồi sẽ tiếp tục rớt giá khi giá cổ phiếu so với Vàng và USD thì nhà đầu tư lỗ chỏng gọng , vậy muốn cứu vớt chỉ còn nước bán tháo ít nhất 50% lượng cổ phiếu gom Vàng, gom Đô để bảo toàn một phần vốn.
4. KIỀU HỒI GIẢM MẠNH : Sau Tết nguồn kiều hối USD từ ViệtKiều và những người đi xuất khẩu lao động giảm sút trầm trọng do nạn thất nghiệp lan tràn khắp thế giới . Tại Mỹ các cơ sở Kinh doanh của Người Việt đều thua lỗ , 80,000 tiệm nail cầm cự khi khách hàng giảm hơn 50% . nhiều chủ nhà kinh doanh BĐS cho thuế bị trả nhà , hao tốn chi phí sửa nhà trong khi giá BdS lại giảm hơn 50% khiến nhiều người thà chịu mất tiền đã down để ngân hàng kéo nhà . Các công ty thẻ tín dụng cắt giảm khoản cho tín dụng vay trên thẻ khoanh vùng số tiền bằng với số tiền người giữ thẻ đang nợ , khiến chỉ có cày trả nợ cũ mà thôi , còn đâu tiền mà cho thân nhân, đầu tư về VN . Lượng kiều hối từ giờ đến cuối năm sẽ giảm đến 80%

Thêm một cú đánh nữa là Khách du lịch quốc tế , Việt Kiều đến VN gỉảm mạnh hơn 50 % làm mất nguồn thu ngoại tệ thường kỳ hàng năm , nguồn khách từ Nga mới dính chuyến xe tử thần coi như xong film và Việt Kiều Mỹ không ai còn lòng dạ nào chi 5000-10,000 usd về VN du lịch

Chưa kể số USD gia đình phải gửi qua cho các du học sinh : Mỹ 8769người, Úc 15,708 người, CanaDA hơn 2000 người, Pháp hơn 4000 , Singapore hơn 5000, Anh hơn 4000 , Trung Quốc , Hàn Quốc , Đức, Newzealand, Thuỵ sĩ, Ý, Nga,. Nhật ….

Tổng cộng tất cả Du sinh các nước tạm tính là 60.000 người x 12,000usd/năm = 720.000.000 USD học phí gia đình gửi tối thiểu cho du sinh, Số tiền này xây được bao nhiêu trường Đại học tại VN ?

5. NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI 100% VỐN : hiện nay thị trường ngân hàng Việt Nam có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động là ANZ, Standard Chartered Bank, HSBC, Ngân hàng Shinhan ( hàn quốc) và Ngân hàng Hong Leong Bank Berhad( Malaysia ) . Đa số các nhân viên làm trong các công ty nước ngoài đều lãnh lương qua tài khoản mở tại các ngân hàng nước ngoài, họ chỉ chuyển một phần tiền vào các NH VN, càng ngày nhiều Quan chức nhà nước, thương gia, người có thu nhập cao đem usd gửi tại NHNước Ngoài cho dù lãi suất thấp hơn nhưng an toàn và ít rủi ro hơn rất nhiều .

Bởi họ sợ một ngày không được vui, thống đốc Giàu tuyên bố không cho rút usd hoặc mỗi khi rút phải làm đơn xin ghi rõ lý do gì ,mục đích ra sao , và số tiền sẽ bị giới hạn theo định mức , đó là chuyện đã từng xảy ra trước đây, vì vậy để an toàn những người giàu có, thường khôn ngoan, không dại gì đem hết trứng bỏ vào một giỏ .
6. BĐS VẪN TIẾP TỤC ĐÓNG BĂNG : Nhà Nước tiếp tục Thất thu thuế, Doanh nghiệp thì chôn vốn, hết vốn lưu động , nợ của các đại gia BĐS với ngân hàng mỗi ngày một tăng do lãi nhập thêm vào vốn để dọn dẹp sổ sách cho đẹp, Các Ngân hàng vẫn báo cáo kết quả kinh doanh quý 1,2,3 hiệu quả và dồn lỗ vào quý 4 , lừa thế cuối năm xuất toán qua năm 2010.

7. THẤT NGHIỆP GIATĂNG: Thất nghiệp nhiều làm tăng tệ nạn trộm cắp mãi dâm , giựt nợ, ăn cắp tài sản nhà nước , tăng chi phí an ninh quản lý xã hội. Ở không làm gì không sản xuất con nít , gánh nặng tăng dân số trên 1triệu 700 ngàn trẻ mới sinh bình quân mỗi năm , tương đương 1 tỉnh , sẽ càng tạo nhiều bất ổn cho việc an sinh xã hội .

8. TRUNGQUỐC CHO VAY BẰNG NHÂN DÂN TỆ: Để tăng cường việc XK hàng hoá Made in China Bắc Kinh tuyên bố thực hiện việc cho các nước kém phát triển vay xxx NhânDânTệ tương đương 2 tỷ usd, 10 tỷ USD.. Thực chất số tiền cho vay là bằng nhân dân tệ được bơm vào các ngân hàng nhà nước các quốc gia để neo trói buộc các nước chỉ có thể mua hàng hoá ế ẩm của TQ mà thôi. Điều này chỉ khiến các quốc gia buộc phải nhập siêu hàng hoá từ TQ . Vì vậy hy vọng chính phủ VN vay USD 100% từ TQ là không thể trong khi nhu cầu của VN là cần vay trên 30tỷ usd bằng usd mà thôi để luân chuyển trong thị trường vốn đang rất thiếu hụt.

Việc cho vay của TQ luôn kèm theo các điều kiện ràng buộc về chính trị và kinh tế có lợi lâu dài cho TQ .

Vidụ : Thay vì xử dụng số vốn để mở rộng Quốc lộ 1, huyết mạch quan trọng của cả nước hiện quá chật hẹp , nhiều tai nạn thì lại ảô tiền làm .đường Cao tốc Hà Nội đi Lao Cai chỉ có lợi cho hàng hoá TQ xâm nhập VN và nếu tấn công quân sự cũng nhanh chóng , Binh Pháp gọi là “Kế Kim Ngưu Vượt Sạn Đạo” , tích xưa kể rằng thời chiến quốc do không vượt được sạn đạo hiểm trở vùng Tứ XUYÊN, quân Khiết Đan giả vờ xin kết tình và dâng tặng đàn trâu vàng cho vua đối thủ ,để nhà vua đẹp lòng hí hởn phá núi tu sửa san đạo để đón Đàn Trâu Vàng được triều cống , sẵn đường , quân Khiết đan thần tốc tiến chiếm chém vua đoạt ải .
9. GDP GIẢM : Năm 2008 GDP của VN giảm còn trên dưới 35 tỷ USD , Năm 2009 dự kiến GDP dưới 30 tỷ USD, sản xuất trong nước đình trệ . Nguồn hàng hoá lưu tại Cảng hiện chỉ bằng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, nhập siêu từ tháng 5 trở đi sẽ trên 700 triệu USD .

10. NHẬT KỈÊM SOÁT VỐN ODA: Nông Đức Mạnh qua Nhật để ký với chính phủ Nhật việc cam kết quản lý nguồn vốn ODA theo đúng sự giám sát của Nhật , quyết không để các Quan chức Đảng viên tham nhũng và tiêu cực nếu không sẽ bị cắt hoàn toàn . Điều đó có nghĩa việc mượn đầu heo nấu 10 nồi cháo từ nay bị SIẾT CHẶT . Việc xoay vòng, luân chuyển ngoằn ngèo tung hứng nguồn vốn ODA bị Nhật giám sát khiến chính quyền trung ương và địa phương không còn tự tiện chiếm dụng vốn được nữa . Sự tham gia hàng tỷ USD từ vốn ODA để bơm đẩyvào thị trường tiền tệ coi như bó tay.
11. VÀNG TĂNG GIÁ : 2 tháng đầu năm 2009 là kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng kim loại quý, đá quý tăng vọt đến hơn 30 lần so với cùng kỳ, mang về kim ngạch 939 triệu USD, trong đó chủ yếu là việc tái xuất vàng tạo xuất siêu ảo bởi nếu bỏ kim ngạch xuất vàng thì thực chất VN đã phải nhập siêu 700triệu usd trong 2 tháng đó . Việt Nam không sản xuất vàng, không thể kinh doanh và kiếm lãi từ mặt hàng này trên thị trường quốc tế.

Hồng Kông hay Singapore là những khu vực sản xuất rất ít nhưng doanh số xuất nhập khẩu của họ rất lớn và rất nhiều hàng hóa Việt Nam phải chấp nhận tạm nhập tái xuất, phân phối qua họ. Lợi nhuận của các DN ở đó có khi còn cao hơn giá trị gia công mà DN Việt Nam có được. Nay cuối Tháng 4 Giá Vàng tăng 20 triệu/lượng tương đương trên 1000 usd/lượng trong khi xk vàng mấy tháng trước giá dưới 900usd/lượng.--> để tránh mất giá VNđ trên 50% buộc phải kềm giá vàng , muốn vậy buộc phải tung usd nhập vàng , chỉ béo Tàu Singapore và Tàu Honkong.

12. TRẢ LÃI VÀ VỐN VAY BẰNG USD : Hiện nay VN tiền lãi 1 năm phải trà sơ sơ đã 1 tỷ usd chưa kể vốn phải trả mổi năm , năm này gia hạn khất thì năm sau phải tăng, khất nợ không trả nổi bị đánh giá “Junk” thì sập nền kinh tế .. Việc khất nợ hay gia hạn nợ chỉ có thể ngắn hạn kèm theo các khoản phạt nặng do trả trễ . Chỉ riêng 2 khoản Dungquất vay 3 tỷ usd và VINAShin vay 2 tỷ với 6 % lãi thì mỗi năm phải trả lãi 300 triệu usd . VN sẽ không thể trả nợ, mà phải xin xóa nợ. Các quốc gia cho mượn sẽ quyết liệt đòi VN cải tổ chính trị trước khi cho vay vì còn Đảng CS lãnh đạo là còn ổ Tham nhũng thì lấy cái gì để trả nợ vay.

13. 4 THÁNG ĐẦU NĂM FDI GIẢM 40% SO VỚI NĂM 2008 . 90 % Vốn FDI 4 tháng đầu năm vào bất động sản , nghĩa là cao lắm thì quẳng vào vài triệu usd , họ chỉ xí chỗ để đó, còn tiền tươi thì còn lâu lắm mới bò vào ngân hàng VN cả tỷ USD , gồng vài năm sau sẽ bán dự án lại . Nguồn usd từ FDI này suy giảm trầm trọng sẽ ảnh hưởng đến cung cầu usd .
.

14. DỰ TRỮ USD CỦA VN CÒN DƯỚI 1o TỶ USD: Năm 2008 Dũng tuyên bố dự trữ USD của VN trên 20 tỷ USD. 5 tháng đầu năm ,2008 Nhập siêu đã trên 14 tỷ USD. Suốt năm 2008 tình trạng nhập siêu của VN vẫn không giảm . Vậy đánh giá nguồn USD dự trữ hiện nay còn 10 tỷ có hẹp chăng . Ai biết điều này , chính các ông quan chức chính phủ là người rành chuyện này nhất và chính họ là những kẻ thâu tóm mua gom USD SỐ LƯỢNG NHIỀU NHẤT để sau này tung ra bán kiếm lãi . Chỉ có người dân là không có thông tin không có dự phòng sẽ ôm một đống giấy mà thôi .

15. GÓI KÍCH CẦU : Đường đi của gói kích cầu chỉ nhằm cứu vớt các đại gia BĐS và các công ty bán vật liệu xây dựng,. Giá 1 căn hộ 200 triệu với lạm phát tăng trên 10%, vật giá mọi thứ leo thang, usd và vàng tăng từng ngày thì khi xây xong, nếu bán đúng giá thì thu hồi đủ vốn so với vàng và usd còn khó nói chi có lãi. Sắt thép xây dựng TQ hiện 100.000 tấn đang chờ lên bờ , usd lại phải xuất ra thanh toán vận đơn.

8 tỷ usd kích cầu của Ông Dũng lấy từ nguồn nào ? nếu có 8 tỷ tung ra thì đã không có chuyện Tư Sang phải ra lệnh các Báo không đựoc đăng tin giá USD chợ đen và công an kiểm tra các điểm thu mua ngoại tệ , bán hàng niêm yết giá bằng USD .

NHNN: Yêu cầu không thông tin về tỷ giá thị trường “chợ đen”

Đáng chú ý là Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin – Truyền thông chỉ đạo, kiểm tra, yêu cầu các báo, đài không đăng tải, công bố các thông tin về tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường “chợ đen” và có biện pháp xử lý trong trường hợp cố tình vi phạm

Chi tiet tai  http://bearqtkdth1907.wordpress.com

3 man was killed by a girl

relax, một chút nhe.

Bạn có thể làm được không?

Chúc bạn một ngày mới hạnh phúc

Làm thế nào để bạn trở thành một Freelancer thành công

Làm thế nào để bạn trở thành một Freelancer thành công? Sau đây là một số phẩm chất mà một Freelancer cần có:
• Kinh nghiệm(Experience): Tất nhiên rồi, bạn cần phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà ban muốn tham gia. Đây là công việc bạn thực sự bắt tay vào làm do vậy khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra bạn là người có kỹ năng hay không. Bạn tỏ ra là người có kinh nghiệm, bạn sẽ dễ thuận lợi khi tìm đối tác.
• Tin cậy(Reliability): Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, sự hài lòng của khách hàng sẽ mang lại lợi nhuận to lớn cho bạn. Điều này bao gồm sự đúng hẹn của bạn, và những giao tiếp của bạn với khách hàng. Hãy giữ liên lạc và cho họ thấy bạn đang làm việc cho họ.
• Duy trì sự tập trung(Staying focused): Làm việc tự do bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào bạn muốn đó là một thách thức rất lớn. Bạn phải biết tổ chức và kỷ luật nghiêm ngặt đối với bản thân. Điều đó có nghĩa là bạn phải biết tự quản lý chính bạn. làm được điều này bước đầu bạn đã thành công trên con đường trở thành một freelancer.
• Khả năng tìm hiểu nhanh (Ability learning fast): Bạn được thuê làm một vài việc gì đó cho một ông chủ mà không có các quyền lợi như là một nhân viên, tất cả đó là outsourcing. Bạn cần phải nhanh chóng hiểu được yêu cầu của khách hàng và nhanh chóng đáp ừng mong đợi của khách hàng. Vì vậy kỹ năng này không thể thiểu đối với một Freelancer.
• Năng động (Flexibility): Bạn luôn phải thay đổi theo ý của khách hàng. Khách hàng trả tiền cho bạn để làm việc này. Nếu không bạn hãy yêu cầu họ.
• Tổ chức (Orgnization): Freelancer luôn phải biết tổ chức công việc hợp lý, vì một lúc họ có thể phải quan tâm đến nhiều khách hàng. Vì vậy để làm tốt họ phải tổ chức được thật tốt công việc.
• Tự nỗ lực (Self movitation): Luôn nỗ lực không ngừng, tự nâng cao kinh nghiệm cũng như kỹ năng về lĩnh vực mà Freelancer tham gia.
• Kiên trì và bền bỉ(Persistence): Bạn luôn phải kiên trì bền bỉ, luôn luôn nỗ lực làm khách hàng hài lòng.
• Chuyên nghiệp: (professionalism)
• Có thể nói “Không” (Being able say “No”) và cũng chấp nhận không.
• Tin tưởng(Confident): Những thành công của freelancer là sự tự tin của bản thân, đáp ững được các yêu cầu khó khăn nhất của khách hàng.

Mike Vu.

Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ứng dụng CNTT đều gặp ba thách thức: nhận thức – nhân lực và khả năng cung ứng các sản phẩm và dịch vụ CNTT tốt cho SMEs còn hạn chế.

Câu chuyện thứ nhất: Công ty Cổ phần Kết nối Truyền thông Việt Nam thiết kế website cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhưng lại host ở nước ngoài nên không có hóa đơn mua tên miền. Công ty chỉ có bản xác nhận của Ngân hàng phía Việt Nam về việc đã thanh toán chi phí hosting bằng thẻ. Rắc rối xảy ra khi Chi cục Thuế Hai Bà Trưng nhất quyết không chấp nhận bản xác nhận, bắt buộc phải có hợp đồng hosting mới được thanh toán thuế đầu vào. Công ty đành bó tay chịu trận bởi không thể kiếm được hợp đồng khi ở nước ngoài, thanh toán trực tuyến đã trở thành chuyện thường tình. Câu chuyện thứ hai: Công ty Thương mại Viễn Đông đã nhiều lần lên mạng mua hàng của các công ty quốc tế, nhưng cũng đã vấp phải những rắc rối đáng bực mình. Các cơ quan thuế và hải quan Việt Nam yêu cầu phải có hợp đồng đã được ký kết chính thức giữa Công ty và đối tác nước ngoài thì mới thanh toán đầu vào, không chấp nhận việc thanh toán bằng thẻ. Trong khi đó, các đối tác quốc tế thông báo không dư sức để ký hợp đồng với từng khách hàng, nhất là khi thực hiện rất nhiều giao dịch hàng ngày. Câu chuyện thứ ba: Cũng vẫn Công ty Thương mại Viễn Đông, một lần háo hức lên siêu thị ảo của VDC để mua hàng, nhưng 8 tiếng sau khi click vào món hàng muốn mua, phía bán hàng vẫn chẳng có hồi âm về việc hàng còn hay hết. Đến sáng hôm sau, khách hàng mới được thông báo về sản phẩm. Chậm trễ như vậy thì “Thượng đế” nào đủ kiên nhẫn để chờ. Câu chuyện thứ tư: Nhiều SMEs đã thử kinh doanh bằng phương thức điện tử, nhưng kém hiệu quả. Đối tượng khách hàng chủ yếu nhỏ lẻ vẫn quen thanh toán theo phương thức truyền thống, bởi bản thân khách hàng cũng chưa ứng dụng CNTT và cách thức thanh toán truyền thống xem ra vẫn có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tính toán một cách đơn giản, muốn in một hóa đơn bán hàng, cần phải mất ít nhất một tờ giấy, chưa kể chi phí cho điện, hao mòn máy, trong khi đó, chỉ cần hai nghìn đồng đã có thể mua được một quyển phiếu thu, dùng nửa tháng mới hết. Việc thanh toán qua mạng chưa đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp (cần nhấn mạnh đây là SMEs chứ không phải doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, họ đang rất cần phải bảo toàn vốn để có thể kiếm thêm lãi). Chỉ vài ví dụ nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh điện tử thôi cũng đã thấy còn rất nhiều khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Rào cản về nhận thức, nhân lực và ứng dụng Tìm hiểu thêm về những thách thức đối với SMEs trong việc ứng dụng CNTT thì thấy trước hết ở vấn đề nhận thức. Rất nhiều doanh nghiệp khẳng định đã nhận thức rõ về việc ứng dụng CNTT, song thực tế chỉ có số ít hiểu được đầy đủ điều này. “Đầy đủ” nghĩa là phải trả lời được cả 3 câu hỏi: Tại sao phải ứng dụng; ứng dụng cái gì cho phù hợp với đặc thù của mình; ứng dụng như thế nào. Đa phần doanh nghiệp mới trả lời được câu hỏi thứ nhất, dẫn đến tình trạng đầu tư chưa đúng hướng hoặc còn hạn chế – phần lớn chi phí dành cho trang thiết bị, cơ sở hạ tầng chứ chưa chú trọng tới giải pháp, đào tạo. Thách thức thứ hai – nguồn nhân lực. Chẳng phải giám đốc SMEs nào cũng có trình độ về CNTT và quan tâm đúng mức tới CNTT. Ông Nguyễn Văn Thảo, Tổng Thư ký Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam nói vui “nếu giám đốc mê cầu lông thì phong trào chơi cầu lông ở doanh nghiệp lên rất mạnh. Khi nào giám đốc điều hành công việc bằng CNTT thì lúc đó tự khắc các thành viên trong doanh nghiệp sẽ làm việc bằng công nghệ thông tin”. Thực tế đã được chứng minh, ở Trung tâm Công nghệ Thông tin CDiT, Giám đốc điều hành toàn bộ công việc qua mạng nên từ lái xe đến trưởng phòng đều phải vào mạng để xem mình phải làm việc gì. Tuy nhiên cũng phải xét tới điều kiện đó là những doanh nghiệp lớn, còn với các SMEs, nhiều đơn vị chưa có cả máy fax, giám đốc phải lo từng ngày để trả lương đúng hạn cho nhân viên thì cũng khó nói tới việc ứng dụng CNTT. Thứ ba – khả năng cung ứng các sản phẩm và dịch vụ CNTT tốt cho SMEs còn hạn chế. Rất dễ tìm phần mềm kế toán nhưng khó tìm được những sản phẩm đặc thù như thiết kế cho ngành may, ngành cầu đường. Chưa kể chất lượng sản phẩm không tốt, giá lại cao so với khả năng của SMEs. Theo một nghiên cứu về thị trường dịch vụ kinh doanh ở Việt Nam, hơn 70% doanh nghiệp ở Việt Nam (trong đó có cả SMEs) không thỏa mãn với các dịch vụ được cung cấp. Về thực trạng ứng dụng CNTT trong các SMEs, Hiệp hội Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội cho biết, trong 132.000 SMEs ở Việt Nam, chỉ có hơn 5.000 doanh nghiệp sử dụng Internet, nghĩa là có tới gần 90% doanh nghiệp đứng ngoài “cuộc chơi” thương mại điện tử. Chưa tới 10% doanh nghiệp có trang web nhưng thông tin chỉ đơn thuần là giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm, ít có giao dịch và thanh toán trực tuyến. Chỉ có 10% doanh nghiệp quan tâm đến thương mại điện tử và khoảng 7–8% doanh nghiệp bắt đầu triển khai mạng thương mại. Kết quả thăm dò ý kiến năm 2002 của Quỹ Phát triển Chương trình Mêkông đối với 100 SMEs ở Việt Nam cho thấy 48% doanh nghiệp sử dụng Internet chỉ để gửi và nhận email, khoảng 33% doanh nghiệp có kết nối Internet nhưng không dùng để hỗ trợ kinh doanh. Bà Kelly Hutchinson, tư vấn viên của Ủy ban Kinh tế Xã hội Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (UN ESCAP) nhận định: “Các dịch vụ phát triển kinh doanh điện tử trong các SME cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa. Các SMEs sử dụng CNTT như một công cụ để phát triển kinh doanh, đặc biệt là liên hệ với khách hàng nhưng họ thiếu cơ sở vật chất, an ninh, trình độ và các nguồn lực khác để ứng dụng CNTT. Những điều này đã làm cho các SME không thể ứng dụng CNTT để trở thành doanh nghiệp có tính cạnh tranh hơn được”. * Minh Huệ

Gửi ông!

Tôi vừa nhận được thiệp mời của ông cách đây 2 phút. Thế là tôi sắp toi vài lít, còn ông sắp toi cả cuộc đời… Giờ này tôi có khuyên nhủ chắc cũng không nhằm nhò gì, bởi khi ông trao nhẫn cưới cho vợ ông cũng có nghĩa là vợ ông đã xỏ nhẫn cưới vào… mũi ông (Đấy, chúng ta luôn thua từ khi trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp đấu). Chỗ bạn bè, tôi muốn ông chuẩn bị tinh thần để hiểu hai từ khác âm nhưng đồng nghĩa: “lấy vợ” và “đi tù”. Mụ vợ tôi (thư này dành riêng cho ông nên tôi gọi như vậy, nếu mụ ấy biết thì tôi từ án treo chuyển vào trại, từ 6 tháng chuyển sang chung thân, từ chung thân đến tử hình… mong ông giữ mồm, giữ miệng cho), mụ vợ ông và các mụ vợ trên đời tuy không cùng cha, cùng mẹ nhưng đều giống nhau bởi dòng máu chiếm hữu lúc nào cũng chảy rần rật. Mụ ấy đổ đồng tình yêu và sự chiếm hữu. Cái thân xác này, mụ chiếm hữu đã đành, nhưng cái khoảng thời gian bé tí tẹo vênh ra vào giữa giờ ăn trưa cũng bị mụ kiểm soát chặt chẽ. Giờ trưa nghỉ ngơi tí chút, Yahoo Messenger phải vàng khè, thi thoảng mụ xì-pam một cái. Không thấy thì mụ gọi điện thoại, gọi bàn, di động, không được thì mụ gọi cho đồng nghiệp. Ông có tin không, 8 năm nay, chưa bao giờ tôi thoát khỏi tầm mắt mụ. Mụ gọi thế là yêu, là quan tâm, lo lắng… Mỗi lần thông báo đi công tác là tôi phải lấy tinh thần, mở miệng như người có lỗi và y rằng mặt mụ dài như cái bơm. Mụ buồn vì không có chồng trong 2,3 ngày, còn tôi như mở cờ trong bụng vì không “bị” yêu thương, lo lắng ít nhất trong 48 giờ. Mụ thuê ô-sin để trông con, còn mụ rảnh rang để… trông tôi. Năm thì mười hoạ mụ mới cấp cho cái “quota” được đi bù khú với đám bạn… 10 năm không gặp. Mà đám bạn đó, ai, ở đâu, làm gì, điện thoại bi nhiêu… mụ đều lưu trong bộ nhớ phi thường mà đôi khi tôi nghĩ người trần không mấy ai có. Và suốt cái buổi nhậu hiếm hoi ấy mụ cứ réo rắt gọi. Nghe ồn ào thì mụ hỏi: “Tại sao ồn thế, có phải nhậu xong rồi rậm rật đi karaoke bàn tay vàng?”, im lặng thì mụ dán tai vào, rít lên: “Tại sao yên tĩnh, có phải rửng mỡ mò vào nhà nghỉ?”. Nếu đêm đó tôi mà về muộn thì quả là thảm kịch. Biết mình có lỗi, tôi rón rén bước vào nhà, vén màn thất kinh khi thấy mụ tóc tai dựng đứng, mắt thâm quầng, ngồi nhìn trừng trừng lên trần nhà (sau này tôi mới biết mụ quả là cao tay, mụ vẫn ngủ, ngáy ngon lành, nhưng khi nghe tiếng kẹt cửa, mụ ngồi phắt dậy, xõa cho tóc tai dựng ngược, quệt tí phấn mắt màu chì vào quanh mắt, rồi ngồi chờ chồng như thể từ kiếp trước). Cho dù, có mệt rã rời vì bia rượu, tôi vẫn cố gắng trả đủ bài vì đó là phép thử của mụ. Vậy mà sáng sau, chưa kịp hồi sức, đã nghe thấy tiếng mụ cha chả, xoong nồi xủng xoảng, mụ quát chó, chửi mèo, đánh con chí chóe… Và tôi, cố lết tấm thân xác bèo nhèo – 8 năm trước còn lịch lãm, hào hoa nhất lớp (ông biết mà) – dắt xe ra khỏi cửa, đứa lớn ngồi sau, đứa bé ngồi trước (mà vẫn thò tay cấu nhau), khăn bịt mặt, nón trùm đầu, sữa, cặp sách… lôi thôi như dân tị nạn. Than ôi, làm người đã khổ, làm chồng còn khổ hơn gấp bội! Đôi khi (nhất là khi tôi nộp cho mụ một cục tiền), mụ cũng nới chút đỉnh cho tôi “thở”, nhưng cũng chỉ là “thở hắt”, nhất quyết không cho “thở dài”. Về nhà, nếu tắt điện thoại thì mụ tra: “Sợ em nào gọi hay sao mà tắt”, nhưng cứ có điện thoại gọi đến là tôi giật mình thon thót. Không nghe cũng chết mà nghe thì con người mất hết văn minh, lịch sự. Tôi phải nói thật to, càng ông ổng càng tốt, càng thô bạo (mày, tao, ông, tôi) càng tốt, đi lại thật hoành tráng, vung chân, vung tay dù có khi đầu dây bên kia chỉ hỏi mỗi câu: tài liệu để đâu? Nếu tôi nói nhỏ thì mụ sẽ cho là có vấn đề, mụ sẽ khảo, sẽ tra cả đêm cho ra vấn đề… vì sao nói nhỏ. Thực ra mụ (và các mụ) lo hơi thừa, thân thủ phi phàm như các mụ thì tôi (và chúng ta) là vỏ quýt chứ có là vỏ dừa mụ đâm cũng thủng. Ông có biết, khi về nhà bộ mặt của lũ chúng ta phải thế nào các mụ mới hài lòng không? Câu hỏi không bao giờ có đáp án, bởi: Nếu ông cáu gắt: Mụ cho là ông có bồ ruồng rẫy vợ con. Ông vui vẻ: Mụ cho là ông có bồ nên phởn phơ, hứng chí. Ông chu đáo: Mụ cho là ông có bồ nên thấy cắn rứt, hối hận. Nói chung, trong mắt các mụ vợ tự cho mình là Sơ-lốc Hôm, kiểu gì ông cũng “phải” có bồ. Mụ xấu cũng bảo tại chồng, già cũng bảo tại chồng (thời gian mụ dành để quản thúc đâu có chịu vào sa-lông làm đẹp bao giờ). Tuần rồi, xem chung kết hoa hậu, tôi toàn nhìn… ngón chân cái, thi thoảng mới dám liếc trộm mấy em. Triết lý cơm-phở luôn đóng đinh trong đầu mụ, mà mụ đâu có biết cơm có thể ăn cơm nguội hoặc chiên, chứ phở có ai ăn nguội hay chiên bao giờ. Cơm dù không ngon nhưng ngày nào người ta cũng có thể ăn, còn phở thì ai có thể xơi triền miên. Nói chung, lấy vợ là đi tù, đó là chân lý (dù rằng ông vẫn một lòng yêu quản giáo). Ông cứ chuẩn bị tinh thần đi, cái gia đình lý tưởng mà ông mơ ước rồi sẽ thành cái cối xay 1 chức năng, xay hết mọi ước mơ trai trẻ thành món sinh tố bèo nhèo. Hôm nay, tôi có hẳn 1h tự do, dĩ nhiên tôi phải nói dối mụ, phải huy động bạn đồng nghiệp, phải lạy lục em lễ tân để lỡ mụ có kiểm tra. Nhưng tôi mất 25 phút viết thư cho ông, còn 35 phút nữa tôi phải đi lai rai cốc bia với bạn bè trước khi… chui về lồng. Giờ này năm sau, nếu ông quá bức xúc, cứ đến tôi, tôi chỉ cho ông cách khởi nghĩa mà không bị dìm vào bể máu. Tôi đi đây. Không, tôi bắt đầu khởi nghĩa đây. Cũng phải chọn quán bia gần gần, vì còn cái đồng hồ công tơ mét nữa chứ…

Chào ông,

Thế mới biết:

Vợ con là cái lồng son

Đường vào thì có, đường ra không còn

Sưu tầm bởi Vo Danh